Các chất liệu sản xuất túi ngực cũng khá đa dạng. Trong đó, túi ngực có chất liệu gel silicon đang được sử dụng phổ biến nhất. Thế nhưng, một số chị em thắc mắc tại sao chất liệu túi độn ngực là gel silicon mà không phải filler? Vì filler vốn nổi tiếng là chất giúp làm đầy hiệu quả trong thẩm mỹ.
Tại sao chất liệu của túi độn ngực là gel silicon mà không phải filler?
Túi độn ngực nước biển trước đây từng được dùng nhiều. Thế nhưng, một số chị em đã gặp những biến chứng rò rỉ vì mật độ căng của túi không giống với tuyến vú, cần tiến hành thay túi nhiều lần. Mặc dù không phải phái đẹp nào dùng túi độn ngực nước biển cũng gặp biến chứng thế nhưng để đảm bảo an toàn, hầu hết chị em đã chuyển sang sử dụng túi gel silicon.
Do đó, khi nói đến chất liệu của túi độn ngực thì gel silicon là thành phần được ưu tiên sử dụng ở thời điểm hiện tại. Túi gel silicon có độ mềm mại tương đồng khá nhiều với tuyến vú tự nhiên của cơ thể. Ngoài ra, dùng túi gel silicon còn góp phần hạn chế gặp các biến chứng như rò rỉ/vỡ túi. Vì kết cấu của túi gel silicon có độ kết dính cao, cứng và dày hơn so với những loại túi khác. Vậy tại sao filler không được sử dụng khi làm túi độn ngực?
Độ mềm mại của túi gel silicon tương đồng với tuyến vú tự nhiên
Filler được dùng trong lĩnh vực làm đẹp có thành phần chính là HA – chất làm đầy sinh học khá lành tính. Người ta thường tiêm filler vào cơ thể để làm đầy mô. Vùng tiêm filler sẽ được làm đầy, căng, trẻ hóa. Chính vì cơ chế này mà một số chị em đã tiêm filler để nâng ngực.
Mặc dù đã có những ca tiêm filler nâng ngực thành công, thế nhưng bác sĩ thẩm mỹ không khuyến khích chị em áp dụng phương pháp làm đẹp này để tránh gặp rủi ro ngoài ý muốn. Cụ thể, bạn có thể đối mặt với các biến chứng như bị chèn mạch, tắc mạch, tăng nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử vùng ngực, vòng 1 dễ biến dạng, mất cảm giác, tiềm ẩn nguy cơ gây kích ứng da…
Bên cạnh đó, hiệu quả filler duy trì để nâng ngực cũng không kéo dài được lâu. Vì bản chất của filler là chất làm đầy sinh học, có khả năng tự phân hủy sau 9 – 12 tháng. Trong một số trường hợp, filler còn bị đào thải sớm ngay sau khi tiến hành tiêm. Do đó, tiêm filler nâng vòng 1 ít được thực hiện.
Nhìn chung, filler vốn là chất làm đầy sinh học nên sẽ phù hợp để áp dụng cho việc tiêm làm căng, trẻ hóa ở một số vùng như cằm, má… Filler không thật sự phù hợp để tiêm nâng ngực. Với tính chất như trên, filler cũng chưa được sử dụng làm vật liệu sản xuất túi ngực vì không đảm bảo tính an toàn, hiệu quả và độ bền bỉ cao như gel silicon.
Tất cả các loại túi độn ngực đều giống như nhau?
Các loại túi độn ngực có thể khác nhau về cấu trúc, độ mịn, chiều cao, hình dạng (giọt nước hoặc hình tròn). Ngoài ra, bên trong của túi ngực có thể chứa silicon dạng gel, keo dính hoặc dung dịch muối biển. Hiện không có loại túi độn ngực nào phù hợp với tất cả phái đẹp. Tùy vào đặc điểm giải phẫu, mong muốn… của từng người, bác sĩ sẽ tư vấn cho chị em lựa chọn túi ngực phù hợp nhất với bản thân.
Túi độn ngực có thể khác nhau về chiều cao, hình dạng, cấu trúc, độ mịn
Bên trong túi nâng ngực thường chứa gì?
Nhiều người cho rằng bên trong túi nâng ngực đều chứa silicon để tạo ra cảm giác tự nhiên, mềm mại. Thế nhưng túi độn ngực có thể chứa nước muối hoặc polime. Tuy nhiên, những chất liệu này dễ tạo ra nếp gợn sóng và trông không được tự nhiên như các túi ngực làm bằng silicon. Hiện nay, bác sĩ thẩm mỹ có thể thêm một thành phần thứ bao vào túi ngực được gọi là Structured Ideal implants. Thành phần này tương tự như nước muối nhưng giúp túi ngực trông tự nhiên hơn.
Bên trong túi độn ngực có thể chứa polime hoặc nước muối
Tóm lại, filler không phải là chất lượng phù hợp để làm túi độn ngực. Ngày nay, túi ngực gel silicon đang được sử dụng phổ biến hơn cả vì sở hữu nhiều ưu điểm. Chị em nên đến gặp bác sĩ thẩm mỹ để được tư vấn về loại túi ngực phù hợp nhất với bản thân.