Sụn không tương thích với cơ thể sau nâng mũi bọc sụn là tình trạng có thể xảy ra sau quá trình cấy ghép. Vậy những dấu hiệu nào báo hiệu vật liệu không tương thích với cơ thể? Mọi dấu hiệu sau mẫu thuật nâng mũi bọc sụn đều rất quan trọng giúp phát hiện và xử lý tình huống kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý khi bị tình trạng mũi không hợp sụn nhé!
Nâng mũi bọc sụn không hợp sụn là như thế nào?
Tình trạng không tương thích sụn hay còn gọi là dị ứng vật liệu có thể xảy ra sau nâng mũi bọc sụn. Đây là phản ứng tất yếu của cơ thể đối với vật thể lạ. Khi bạn cấy ghép sụn nhân tạo, cơ thể sẽ có phản ứng để chống lại điều này. Chính vì vậy các bác sĩ luôn cố gắng nghiên cứu và tìm kiếm những loại sụn có chất liệu tương thích với cơ thể không mắc phải tình trạng đào thải.
Tình trạng sụn không tương thích với cơ thể hay còn gọi là dị ứng vật liệu
Những dấu hiệu phổ biến khi vật liệu nâng không tương thích với cơ thể
Hầu hết các trường hợp nâng mũi bọc sụn đều không biết mình có tương thích với chất liệu hay không. Sau nâng một thời gian khoảng 10 ngày, cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện một số dấu hiệu đặc biệt như:
Mũi bị sưng kéo dài nhiều ngày
Sau khi phẫu thuật, tình trạng sưng tấy có thể kéo dài 7-10 ngày rồi giảm dần. Tuy nhiên, nếu sau 1 tháng nâng mũi mà vẫn không hết sưng thì rất có thể đây là dấu hiệu cho thấy bạn cơ thể đã không tương thích với sụn bên trong.
Đau nhức, nhiễm trùng
Dấu hiệu nâng mũi bọc sụn không tương thích nữa là nhiễm trùng. Mũi bạn luôn có cảm giác căng tức, đỏ và đau nhức, lâu ngày sẽ xảy ra tình trạng mưng mủ. Đây là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng bạn phải đến gặp bác sĩ ngay để có phương án giải quyết phù hợp..
Mũi bị lệch, vẹo một bên
Khi đặt sụn mũi không đúng kỹ thuật hoặc không tương thích với cơ thể khiến cho sụn bị lỏng và vẹo sang một bên. Điều này không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ của toàn bộ khuôn mặt mà về lâu dài có thể dẫn đến thủng đầu mũi hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng.
Da thủng ở đầu mũi
Vùng da đầu mũi bọc sụn thường khá mỏng. Nếu sụn bên trong bị cứng hoặc không đảm bảo chất lượng sẽ đâm vào vùng da đầu mũi khiến da bị bào mòn, nặng hơn dẫn đến thủng đầu mũi. Dấu hiệu này rất dễ nhận biết và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ.
Nước mũi có mùi hôi
Một trong những dấu hiệu nghiêm trọng của việc sụn nhân tạo không tương thích với mũi chính là máu tụ trên da, chảy máu vàng và có mùi hôi. Kèm theo đó bạn có thể bị sốt cao vì cơ thể đã bắt đầu phản ứng với dị vật. Với tình trạng này không được kéo dài mà phải đi khám ngay để tìm hướng xử lý.
Đặt sụn không đúng kỹ thuật khiến cho sụn bị lỏng và vẹo sang một bên
Nguyên nhân mũi không tương thích với sụn?
Có rất nhiều thắc mắc liên quan đến việc tại sao sụn nhân tạo lại tương thích với người ngày còn người kia thì không.Trên thực tế, dị ứng sụn có thể đến từ những nguyên nhân sau:
Cơ thể nhạy cảm
Tuy cùng 1 loại sụn nhân tạo nhưng có người lại hợp, người lại không. Nguyên nhân là do cơ thể của mỗi người khác nhau nên việc thích nghi với sụn cũng sẽ khác nhau.
Sử dụng sụn kém chất lượng
Sụn đóng vai trò chủ chốt trong phẫu thuật nâng mũi bọc sụn nên cần chọn sụn chất lượng thì mới có khả năng thành công cao hơn. Sụn kém chất lượng không những không đạt hiệu quả cao mà còn có nguy cơ bị đào thải ra khỏi cơ thể do không tương thích.
Nâng mũi sai kỹ thuật
Kỹ thuật cấy ghép nâng mũi bọc sụn là yếu tố quyết định đến hình dạng mũi và mức độ thành công của ca phẫu thuật. Bạn nên tìm hiểu kỹ để lựa chọn bác sĩ uy tín có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm để hạn chế đối đa rủi ro có thể xảy ra.
Chăm sóc sau nâng mũi sai cách
Chăm sóc đúng cách sau nâng mũi bọc sụn vô cùng quan trọng. Vì nếu không được chăm sóc đúng cách thì khả năng gây lệch sụn và nhiễm trùng rất cao. Vì vậy bạn cần làm theo đúng hướng dẫn và theo dõi kỹ lưỡng để có được kết quả tốt nhất.
Chăm sóc đúng cách sau nâng mũi bọc sụn vô cùng quan trọng để có một chiếc mũi đẹp
Hướng dẫn cách xử lý tình trạng mũi không hợp sụn
Khách hàng nào cũng luôn mong muốn ca phẫu thuật của mình thành công sở hữu cho mình chiếc mũi ưng ý. Nhưng nếu chẳng may bạn là một trong số ít trường không tương thích với chất liệu thì hãy bình tĩnh tìm đến bác sĩ sớm nhất để được tư vấn điều trị kịp thời. Tùy theo mỗi trường hợp khác nhau mà cách điều trị cũng sẽ khác nhau như tách sụn ra khỏi cơ thể hoặc lấy sụn tự thân để cấy vào bên trong mũi.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về việc cơ thể không tương thích với sụn. Với những trường hợp phát hiện sớm thì sẽ dễ xử lý hơn. Vì vậy bạn cần quan sát kỹ sau nâng mũi bọc sụn, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào như ở trên hãy liên hệ ngay với bác sĩ để tham khảo ý kiến của bác sĩ, từ đó có hướng xử lý kịp thời để không ảnh hưởng chất lượng mũi nhé!